MÁY ĐỌC MÃ VẠCH BỊ LỖI: CÁCH KHẮC PHỤC NHANH NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP
MÁY ĐỌC MÃ VẠCH BỊ LỖI: CÁCH KHẮC PHỤC NHANH NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP
Máy đọc mã vạch bị lỗi phải làm sao? Bạn đang sử dụng máy quét mã nhưng gặp lỗi: máy không quét được mã, không nhập được dữ liệu, không hoạt động… Để nhanh chóng xử lý sự cố, khắc phục lỗi và sử dụng máy bình thường bạn có thể xem ngay những mẹo sửa lỗi thường gặp trên máy quét mã dưới đây!
Máy đọc mã vạch bị lỗi và Cách khắc phục
1. Lỗi: Máy quét không đọc được mã vạch
Biểu hiện: Bạn không quét được mã, đầu đọc mã hiện đèn báo nhưng không có thông báo quét thành công. Sự cố này có thể do một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân 1: Mã vạch không được đặt đúng góc độ với máy quét
Cách khắc phục
- Bạn hãy thử thay đổi, điều chỉnh góc độ và khoảng cách quét mã
- Chỉ scan 1 mã vạch mỗi lần quét
- Tránh đặt quá nhiều mã vạch sát nhau có thể khiến máy quét không chính xác hoặc không quét được
Nguyên nhân 2: Do cấu hình máy quét bị sai
Một số dòng máy quét chỉ có thể đọc được một hoặc một vài mã vạch nhất định. Do đó khi mua và sử dụng sản phẩm bạn nên tìm hiểu kỹ và xin tư vấn từ người bán để chọn đúng sản phẩm phù hợp.
Cách khắc phục
Tìm hiểu kỹ về cấu hình cả năng quét mã của loại máy quét bạn đang sử dụng để khắc phục sự cố Máy đọc mã vạch bị lỗi nhanh chóng, chính xác.
Lưu ý
- Các loại máy quét laser chỉ có thể đọc được mã vạch 1 chiều (mã 1D), chẳng hạnnhư các loại mã vạch: Mã Code 39, mã Code 128, mã vạch Interleaved 2 of 5, mã Codabar...
- Chỉ có máy đọc mã vạch để bàn, máy đọc mã vạch cố định mới có thể đọc được mã vạch 2D như QR Code hoặcData Matrix...
Nguyên nhân 3: Do tem mã vạch in bị lỗi
Có không ít trường hợp tem in mã vạch bị lỗi khiến cho máy không đọc được như:
- Tem in bị sai, bị in lỗi
- Tem in bị mờ nhòe
- Tem in dán bị gập, đè mã
Cách khắc phục
Trường hợp mã vạch in bị lỗi thì bạn nên
- Kiểm tra chất lượng in của máyin – cài đặt lại chế độ in phù hợp
- Lựa chọn vật liệu in có độ tương phản (màu trắng đen, độ bóng) thích hợp
- Đảm bảo đúngđịnh dạngphông chữ để inmã vạch
- Thử in phông chữ mã vạch ở các kích thước khác nhau
Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra mã vạch có bị mờ nhòe bị dán gập hay không để quét mã lại cho chính xác.
Thêm vào đó khi sử dụng máy quét mã bạn còn nên:
- Vệ sinhống kính đầu đọc: Dùng khăn mềm lau sạch ống kính đầu đọc tránh trường hợp bị dính bẩn, bám bẩn cản trở quá trình đọc mã.
- Kiểm tra ống kính máy đọc có bị trầy xước, hư hỏng không: Nếu có cần phải thay đầu máy hoặc máy quét mã mới để có thể quét mã và sử dụng như bình thường.
2. Lỗi: Máy quét không hiển thị kết quả trên máy tính
Biểu hiện của lỗi này đó là: Máy vẫn báo sáng có âm báo quét mã thành công như bình thường những thông tin mã vạch không hiển thị trên máy tính, máy bán hàng, điện thoại…
Nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này như sau:
Nguyên nhân
- Dây cáp kết nối từ đầu đọc mã vạch vào máy tính bị lỗi
- Đầu tiếp xúc ở cổng USB có thể bị hoen gỉ, hỏng
- Do bạn chưa cài đặt cấu hình chính xác cho mã vạch cần đọc nên máy không chuyển đổi dữ liệu được
- Bạn chưa chọn vị trí mã dữ liệu được quét sẽ truyền đến (chưa chọn vị trí hiển thị mã trên file, trên máy tính)
Cách khắc phục
- Kiểm tra các giắc cắm hoặcbàn phím máy tính có hoạt động bình thường không
- Rút ra và cắm lại cáp kết nối cổng USB, hoặc thử cắm trên cổng khác
- Kiểm tra lại vị trí con trỏ chuột, click đúng vào vị trí bạn cần lưu, hiển thị dữ liệu
3. Máy đọc mã vạch bị lỗi không hoạt động
Biểu hiện: Máy đọc mã không báo sáng không hiện đèn báo hiệu, không hoạt động và không quét được mã.
Nguyên nhân: Do lỗi phần cứng hoặc đường điện
Hệ thống điện chập chờn, dây nối bị đứt, máy hết pin, hư hỏng, cổng USB đang cắm không chính xác hoặc không có tín hiệu… cũng có thể khiến máy đọc mã vạch bị lỗi và không đọc được mã.
Cách khắc phục
- Đối với máy quét mã vạch không dây: Kiểm tra trạng thái pin, sạc pin hoặc thay pin mới nếu cần. (Nếu như khi quét mã không báo sáng… bạn có thể thử sạc pin một lúc sau đó quét mã lại để check pin máy.)
- Đối với máy đọc mã vạch có dây: Đảm bảo rằng đầu đọc mã vạch đã được cắm đúng cách vào ổ cắm điện hoặc cổng USB của máy tính. Kiểm tra các đường dây điện xem có bị đứt chỗ nào không.
4. Máy đọc mã vạch cầm tay bị lỗi không đọc được mã Code 93
Mã Code 93 là một dạng mã vạch ngắn, có kích thước nhỏ nhưng chứa được nhiều thông tin hơn các loại mã thông thường.
Nguyên nhân lỗi
Nếu máy đọc mã vạch bị lỗi chỉ không đọc được mã Code 93 mà vẫn đọc được các mã vạch khác thì có thể là bạn chưa bật Code 93 của máy
Cách khắc phục
Bạn tiến hành bật mã Code 93 của máy bằng cách:
- Tham khảo sách hướng dẫn lập trình Barcode đi kèm (thường nằm trong phần User Manual hoặc User Guide)
- Cài đặt lại chương trình máy quét theo tình trạng mặc định của nhà cung cấp
- Còn nếu như các bước cài đặt quá phức tạp bạn có thể thử liên hệ nhà bán để được tư vấn, hỗ trợ cài đặt lại máy.
Trên đây Delfi đã cùng bạn tìm hiểu về các trường hợp Máy đọc mã vạch bị lỗi và giải pháp khắc phục trong từng trường hợp. Bạn đã khắc phục được sự cố đối với chiếc máy quét mã của mình hay chưa? Nếu chưa bạn có thể liên hệ cùng Trung tâm bảo hành Delfi để được tư vấn hỗ trợ nhanh. Hiện tại chúng tôi đang cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì các thiết bị mã vạch theo yêu cầu.
Sửa chữa máy đọc mã nhanh có mặt ngay khi khách hàng cần!
Liên hệ Hotline 0948 490 070 để được tư vấn giải đáp về chính sách bảo hành máy đọc mã delfi hoặc nếu bạn đang cần sửa chữa máy đọc mã nhé!
Số lần xem: 74